3 năm trước 278

BÀN TAY NHÂN ÁI

"Đấy là một ca khó! Y văn thế giới chỉ mới ghi nhận hơn 30 trường hợp và chỉ vài trường hợp được phẫu thuật nội soi.", Tiến sĩ - Bác sĩ Đỗ Minh Hùng, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện FV, mô tả ngắn gọn về ca mổ nội soi khối u thực quản ông vừa thực hiện.

Đó là một bệnh nhân nữ 55 tuổi (Bến Tre) nhập viện Bệnh viện FV trong tình trạng xanh xao vì đã nhiều ngày không ăn được, nuốt vào là thấy đau nghẹn.

Kết quả kiểm tra cho thấy một khối u to bằng quả chanh chèn ngay vùng trọng yếu là thực quản. Kết quả sinh thiết cho thấy: khối u bao sợi thần kinh, là một trường hợp rất hiếm gặp.

Khối u quá to và quá phức tạp. "Ca khó", ông nhận định. Mổ mở sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân rất nhiều, mổ nội soi lại càng khó. Cuối cùng, sở trường mổ nội soi của bác sĩ Đỗ Minh Hùng cũng đã mang lại niềm vui cho cả gia đình bệnh nhân khi ca phẫu thuật thành công và kết quả giải phẫu bệnh lý cho thấy khối u là những tế bào lành tính.

 

Tiến sĩ - Bác sĩ Đỗ Minh Hùng tư vấn cho bệnh nhân tại bệnh viện FV

Điều may mắn cho bệnh nhân trên, và nhiều bệnh nhân khác, chính là gặp được đúng bác sĩ giỏi, tay nghề cao. Còn với bác sĩ Hùng thì, với sự đam mê khoa học và chăm chỉ tìm tòi học hỏi, lại cho rằng "bệnh nhân chính là ông thầy của mình". Vậy người thầy thuốc phải tri ân lại cho "ông thầy" đó bằng khả năng tốt nhất của mình.

Rất nhiều ca khó, nhất là về ung thư, được bàn tay nhân ái của bác sĩ Đỗ Minh Hùng phẫu thuật để rồi, dăm bảy năm sau ông lại gặp lại, những bệnh nhân nhắc rằng: Chính bác sĩ là người đã cứu sống tôi nè. Và rồi, họ lại tất tả tìm đến ân nhân của mình để cảm ơn như trường hợp của một người đàn ông 60 tuổi quê ở miền Tây mò mẫm ra tiệm Internet nhờ gõ vội những dòng thư "ngây thơ mà hết sức cảm động".

Thay đổi môi trường từ công sang tư, điều bác sĩ Hùng nhận thấy là những khoảng chênh lệch từ môi trường, dịch vụ, thiết bị, và cả giá điều trị. Ông thấy những thay đổi và trải nghiệm mới. Sử dụng kháng sinh ở FV, ông bảo, là một điều hạn hữu lắm, phải tuyệt đối theo hướng dẩn điều trị, khác hẳn với cách mà trước đây ông đã từng dùng.

“Điều tôi thấy rất hay và học hỏi được nhiều là Hội chẩn liên chuyên khoa trước mổ cho những trường hợp ung thư hay những trường hợp khó. Bệnh nhân được đặt lên hàng đầu và phải theo hướng dẫn điều trị quốc tế được công nhận và áp dụng, ý kiến chuyên gia có giá trị thấp nhất”, Bác sĩ Hùng nói.

"Vậy là ông mất đi quyền uy ông thầy của mình?". "Không, trái lại, tôi thấy mọi chuyện tốt hơn. Các quy trình và chỉ dẫn rất bài bản, cứ dựa vô quy trình quốc tế mà áp dụng, xem cái nào trước, cái nào sau mà làm".

“Bản thân tôi chưa bao giờ xem mình là thầy. Làm anh khó lắm huống chi làm thầy, vậy mà có trường hợp bay cao bay nhanh làm thầy của những người thầy!”.

“Tôi chỉ là người đàn anh, người đi trước hướng dẫn những gì tốt nhất có thể cho người đi sau. Tôi luôn tâm niệm rằng đàn em mình làm sai, lỗi trước tiên từ đàn anh chỉ bảo không đến nơi đến chốn. Hãy cố gắng làm tốt nhất cho người bệnh, đừng tự coi mình là núi vì núi cao luôn có núi cao hơn”.

Bác sĩ Hùng tâm sự mình cũng có làm phòng mạch riêng, nhưng chẳng phải vì tiền, cũng chẳng bán thuốc để có thêm thu nhập. Được vài tháng, ông nghỉ. Ông bảo, hành nghề y với ông thuần túy đó là đam mê về nghề, về chuyên môn mà thôi. Về FV, ông phải dành nhiều thời gian để “tiêu hóa” nguồn tài liệu Y khoa khủng từ sách và các tạp chí Y khoa nổi tiếng được cập nhật liên tục trên hệ thống nội bộ, để biết được mình đang ở đâu mà tiếp tục hoàn thiện hơn.

Một thời tuổi trẻ cống hiến ở bệnh viện công, bác sĩ Hùng trải qua nhiều chuyên khoa từ tiêu hóa, gan, mật, tụy, nội soi... Thông thường, mỗi một bác sĩ thường chỉ giỏi và chuyên về một khoa, riêng bác sĩ Hùng thì thừa nhận "đủ thứ", mà "cái nào cũng cố gắng học và làm đến nơi đến chốn".

Khoa Ngoại tổng quát của Bệnh viện FV từ khi thành lập đến nay luôn do các bác sĩ người nước ngoài giữ chức trưởng khoa. Nhưng khi bác sĩ Hùng về, chức vụ đó được trao cho ông. Ông bảo, làm đâu cũng thế, vẫn phải giữ được ngọn lửa đam mê của mình, giữ được y đức và trách nhiệm của người thầy thuốc.

Các đánh giá của giới chuyên ngành đều nhìn nhận một điều: hệ thống y tế Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề, cả y đức lẫn trình độ của bác sĩ và đặc biệt là trang thiết bị chữa bệnh. Nhưng nhìn kỹ hơn, rất nhiều bác sĩ Việt Nam không hề thua kém các đồng nghiệp nước ngoài, kể cả Âu - Mỹ. Góc nhìn của xã hội vẫn ưu ái bệnh viện công, vì đó là nơi có các bác sĩ đầu ngành, tên tuổi lớn. Còn bệnh viện tư thì hoặc là người đã về hưu, có tuổi... Câu chuyện của bác sĩ Hùng về Bệnh viện FV dường như xua tan bức màn sương mỏng của sự nghi kỵ đó, làm thay đổi cách nhìn của giới chuyên môn. FV đang là một môi trường tốt, thu hút nhiều bác sĩ giỏi "có số má" về.

"Đấy là một ca khó! Y văn thế giới chỉ mới ghi nhận hơn 30 trường hợp và chỉ vài trường hợp được phẫu thuật nội soi.", Tiến sĩ - Bác sĩ Đỗ Minh Hùng, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát Bệnh viện FV, mô tả ngắn gọn về ca mổ nội soi khối u thực quản ông vừa thực hiện.

Đó là một bệnh nhân nữ 55 tuổi (Bến Tre) nhập viện Bệnh viện FV trong tình trạng xanh xao vì đã nhiều ngày không ăn được, nuốt vào là thấy đau nghẹn.

Kết quả kiểm tra cho thấy một khối u to bằng quả chanh chèn ngay vùng trọng yếu là thực quản. Kết quả sinh thiết cho thấy: khối u bao sợi thần kinh, là một trường hợp rất hiếm gặp.

Khối u quá to và quá phức tạp. "Ca khó", ông nhận định. Mổ mở sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân rất nhiều, mổ nội soi lại càng khó. Cuối cùng, sở trường mổ nội soi của bác sĩ Đỗ Minh Hùng cũng đã mang lại niềm vui cho cả gia đình bệnh nhân khi ca phẫu thuật thành công và kết quả giải phẫu bệnh lý cho thấy khối u là những tế bào lành tính.

Tiến sĩ - Bác sĩ Đỗ Minh Hùng tư vấn cho bệnh nhân tại bệnh viện FV

Điều may mắn cho bệnh nhân trên, và nhiều bệnh nhân khác, chính là gặp được đúng bác sĩ giỏi, tay nghề cao. Còn với bác sĩ Hùng thì, với sự đam mê khoa học và chăm chỉ tìm tòi học hỏi, lại cho rằng "bệnh nhân chính là ông thầy của mình". Vậy người thầy thuốc phải tri ân lại cho "ông thầy" đó bằng khả năng tốt nhất của mình.

Rất nhiều ca khó, nhất là về ung thư, được bàn tay nhân ái của bác sĩ Đỗ Minh Hùng phẫu thuật để rồi, dăm bảy năm sau ông lại gặp lại, những bệnh nhân nhắc rằng: Chính bác sĩ là người đã cứu sống tôi nè. Và rồi, họ lại tất tả tìm đến ân nhân của mình để cảm ơn như trường hợp của một người đàn ông 60 tuổi quê ở miền Tây mò mẫm ra tiệm Internet nhờ gõ vội những dòng thư "ngây thơ mà hết sức cảm động".

Thay đổi môi trường từ công sang tư, điều bác sĩ Hùng nhận thấy là những khoảng chênh lệch từ môi trường, dịch vụ, thiết bị, và cả giá điều trị. Ông thấy những thay đổi và trải nghiệm mới. Sử dụng kháng sinh ở FV, ông bảo, là một điều hạn hữu lắm, phải tuyệt đối theo hướng dẩn điều trị, khác hẳn với cách mà trước đây ông đã từng dùng.

“Điều tôi thấy rất hay và học hỏi được nhiều là Hội chẩn liên chuyên khoa trước mổ cho những trường hợp ung thư hay những trường hợp khó. Bệnh nhân được đặt lên hàng đầu và phải theo hướng dẫn điều trị quốc tế được công nhận và áp dụng, ý kiến chuyên gia có giá trị thấp nhất”, Bác sĩ Hùng nói.

"Vậy là ông mất đi quyền uy ông thầy của mình?". "Không, trái lại, tôi thấy mọi chuyện tốt hơn. Các quy trình và chỉ dẫn rất bài bản, cứ dựa vô quy trình quốc tế mà áp dụng, xem cái nào trước, cái nào sau mà làm".

“Bản thân tôi chưa bao giờ xem mình là thầy. Làm anh khó lắm huống chi làm thầy, vậy mà có trường hợp bay cao bay nhanh làm thầy của những người thầy!”.

“Tôi chỉ là người đàn anh, người đi trước hướng dẫn những gì tốt nhất có thể cho người đi sau. Tôi luôn tâm niệm rằng đàn em mình làm sai, lỗi trước tiên từ đàn anh chỉ bảo không đến nơi đến chốn. Hãy cố gắng làm tốt nhất cho người bệnh, đừng tự coi mình là núi vì núi cao luôn có núi cao hơn”.

Bác sĩ Hùng tâm sự mình cũng có làm phòng mạch riêng, nhưng chẳng phải vì tiền, cũng chẳng bán thuốc để có thêm thu nhập. Được vài tháng, ông nghỉ. Ông bảo, hành nghề y với ông thuần túy đó là đam mê về nghề, về chuyên môn mà thôi. Về FV, ông phải dành nhiều thời gian để “tiêu hóa” nguồn tài liệu Y khoa khủng từ sách và các tạp chí Y khoa nổi tiếng được cập nhật liên tục trên hệ thống nội bộ, để biết được mình đang ở đâu mà tiếp tục hoàn thiện hơn.

Một thời tuổi trẻ cống hiến ở bệnh viện công, bác sĩ Hùng trải qua nhiều chuyên khoa từ tiêu hóa, gan, mật, tụy, nội soi... Thông thường, mỗi một bác sĩ thường chỉ giỏi và chuyên về một khoa, riêng bác sĩ Hùng thì thừa nhận "đủ thứ", mà "cái nào cũng cố gắng học và làm đến nơi đến chốn".

Khoa Ngoại tổng quát của Bệnh viện FV từ khi thành lập đến nay luôn do các bác sĩ người nước ngoài giữ chức trưởng khoa. Nhưng khi bác sĩ Hùng về, chức vụ đó được trao cho ông. Ông bảo, làm đâu cũng thế, vẫn phải giữ được ngọn lửa đam mê của mình, giữ được y đức và trách nhiệm của người thầy thuốc.

Các đánh giá của giới chuyên ngành đều nhìn nhận một điều: hệ thống y tế Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề, cả y đức lẫn trình độ của bác sĩ và đặc biệt là trang thiết bị chữa bệnh. Nhưng nhìn kỹ hơn, rất nhiều bác sĩ Việt Nam không hề thua kém các đồng nghiệp nước ngoài, kể cả Âu - Mỹ. Góc nhìn của xã hội vẫn ưu ái bệnh viện công, vì đó là nơi có các bác sĩ đầu ngành, tên tuổi lớn. Còn bệnh viện tư thì hoặc là người đã về hưu, có tuổi... Câu chuyện của bác sĩ Hùng về Bệnh viện FV dường như xua tan bức màn sương mỏng của sự nghi kỵ đó, làm thay đổi cách nhìn của giới chuyên môn. FV đang là một môi trường tốt, thu hút nhiều bác sĩ giỏi "có số má" về.

Tác giả: Hoàng Phi

 

Nguồn: dantri.com.vn, 09/06/2017