TIẾN SĨ 25 NĂM KINH NGHIỆM CHIA SẺ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN TIÊU CHUẨN MỸ
Cũng như nhiều loại ung thư khác, điều trị ung thư thực quản có cơ hội thành công cao nếu ung thư được phát hiện sớm. Tiếc thay, hầu hết ung thư thực quản khi được chẩn đoán đều ở giai đoạn muộn. Ung thư thực quản được biết đến là những ca đòi hỏi phác đồ điều trị phức tạp, phẫu thuật cắt bỏ khối u hiện là liệu pháp cho tiên lượng sống cao nhất.
Khó khăn ngay từ khi tầm soát bệnh
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Minh Hùng – Trưởng khoa Ngoại Tổng Quát Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH (Quận 2, TP.HCM), ung thư thực quản phổ biến hàng thứ 7, nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 trong các loại ung thư trên thế giới. Nam giới dễ mắc gấp 3-4 lần nữ giới. Ở Mỹ, cứ 125 đàn ông thì có một người mắc nguy cơ ung thư thực quản. Tại Việt Nam, ung thư thực quản đứng thứ 15 trong tất cả các loại ung thư và có xu hướng gia tăng.
Bệnh có tiên lượng nghèo nàn bậc nhất, bởi giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu rõ rệt, thường được phát hiện qua tầm soát một bệnh lý khác. Bệnh nhân thường đến viện chỉ khi ung thư tiến triển với các triệu chứng thường gặp như nuốt nghẹn; sụt cân, thiếu máu; tăng tiết nước bọt. Ở giai đoạn nặng, khối u đã xâm lấn ra ngoài thực quản, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, ho, sặc, khàn tiếng, đau khi nuốt, đau ngực hoặc lưng, đau bụng vùng thượng vị…
Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Minh Hùng – “Một trong những chuyên gia hàng đầu” trong điều trị ung thư đường tiêu hoá của ngoại khoa Việt Nam.
Những ca đại phẫu thuật chống lại bàn tay tử thần
25 năm làm việc trong ngành tiêu hóa - gan mật, bác sĩ Minh Hùng từng gặp nhiều ca bệnh ung thư thực quản đối mặt với hiểm nguy. Bệnh có 4 giai đoạn, tùy loại tế bào K và sức khỏe người bệnh mà các bác sĩ sẽ hội chẩn liên chuyên khoa để có chỉ định phương pháp điều trị phù hợp theo hướng dẫn thực hành lâm sàng của “mạng lưới ung thư quốc gia Hoa Kỳ” (NCCN). Với điều trị đa mô thức, hóa-xạ, tân hóa trị…, phẫu thuật cắt bỏ khối u hiện vẫn là vũ khí điều trị tiên quyết, cho tiên lượng sống cao nhất.
Tuy nhiên, phẫu thuật ung thư thực quản luôn là “ca đại phẫu” khó đối với các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, bởi cấu trúc giải phẫu khác biệt so với phần còn lại của ống tiêu hóa, vị trí giải phẫu đặc biệt từ vùng cổ, ngực, bụng, cận kề tim, phổi và các mạch máu lớn. Nếu u được phát hiện ở giai đoạn sớm, nó có thể được cắt bỏ qua đường tự nhiên bằng ống nội soi mềm theo phương pháp cắt niêm (EMR) hoặc dưới niêm (ESD) tùy theo vị trí, kích thước, mức độ ăn lan theo chiều sâu, di căn hạch, và kinh nghiệm của chuyên gia cũng như trang thiết bị sẵn có tại cơ sở. Các phương pháp khác chưa phổ biến đang triển khai tại Nhật và Châu âu như quang động liệu pháp (photodynamic therapy), laser, khí argon (argon plasma coagulation = APC). Tuy nhiên, tất cả các phương pháp trên chỉ thích hợp cho những bệnh nhân có “rất ít khả năng di căn hạch” hoặc bệnh nhân không chịu được một cuộc phẫu thật cắt thực quản vì có bệnh lý nặng đi kèm…Trường hợp u ở giai đoạn muộn, bác sĩ sẽ phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản kèm nạo hạch bằng mổ mở hay phẫu thuật nội soi. Sau đó tái tạo lại thực quản bằng nhiều cách, ví dụ như kéo dạ dày lên và nối với phần thực quản còn lại, nhằm đảm bảo chức năng tiêu hóa bình thường.
Mô phỏng kỹ thuật cắt bỏ thực quản và tái tạo bằng nối ống dạ dày.
Phương pháp mổ mở hay nội soi đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có trình độ kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại và công tác gây mê hồi sức chuyên sâu. Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, bác sĩ Hùng sẽ mổ ở hệ thống phòng mổ OR1 của hãng Karl Storz (Đức) và sử dụng các trang thiết bị đạt chuẩn JCI hiện đại bậc nhất của Mỹ. Các yếu tố này giúp ca mổ diễn ra thuận lợi, hạn chế tối đa các biến chứng phẫu thuật, ví dụ như nhiễm trùng.
Phòng mổ OR1 còn tích hợp hệ thống hội chẩn từ xa “Telemedicine” nối mạng toàn cầu, tường thuật trực tiếp ca mổ nội soi từ TP.HCM đến bất kỳ nơi nào trên thế giới. Với các ca bệnh phức tạp, bác sĩ phẫu thuật có thể hội chẩn chuyên môn từ xa với các chuyên gia từ Bệnh viện Johns Hopkins International hoặc các giáo sư y khoa đầu ngành của Đại học Stanford (Mỹ), kịp thời xử lý các tình huống tiên lượng xấu phát sinh một cách nhanh và chính xác nhất ngay trong ca mổ.
Bác sĩ Hùng phẫu thuật tại phòng mổ OR1 với hệ thống hội chẩn từ xa “Telemedicine”.
Để giảm thời gian nằm viện và giảm biến chứng, các bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH sẽ chuẩn hóa quy trình chăm sóc trước, trong và sau phẫu thuật bằng liệu pháp “tăng cường phục hồi sau mổ” (ERAS). Liệu pháp này có sự tham gia tích cực của nhiều chuyên khoa như nội khoa, ngoại khoa, dinh dưỡng, phục hồi chức năng… và gây mê hồi sức đóng vai trò hạt nhân.
Mục tiêu chính của phương pháp này là giảm các khâu chăm sóc, giảm biến chứng sau mổ, tăng cường hồi phục sớm và giảm thời gian nằm viện. Ví dụ, khắc phục chứng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng và tiểu đường của bệnh nhân; cho uống carbohydrate hai giờ trước khi phẫu thuật…Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ gây mê phải duy trì nhiệt độ cơ thể, dự phòng nôn, đo độ sâu gây mê, kiểm soát lưu lượng máu và huyết áp… Sau phẫu thuật, bệnh nhân được uống thức uống giàu protein trong vài giờ, hỗ trợ vận động nhằm giảm các biến chứng nhiễm trùng ngực và huyết khối tĩnh mạch.
Bác sĩ Hùng khuyến cáo, người hay hút thuốc, uống rượu, béo phì, ít ăn trái cây và rau củ, ham thức ăn nhanh và đồ cay nóng, tiền sử trào ngược dạ dày thực quản… có nguy cơ cao ung thư thực quản. Nên tầm soát bệnh bằng cách nội soi, siêu âm nội soi thực quản để có thể phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Đặc biệt, các bệnh lý nguy cơ cao như trào ngược dạ dày thực quản, cần được điều trị tích cực vì nếu không, sẽ diễn tiến thành thực quản Barrett, nguy cơ rất cao thành ung thư thực quản.
Tác giả: P.V
Nguồn: danviet.vn, 04/04/2019