3 năm trước 678

CHẨN ĐOÁN NỘI SOI THOÁT VỊ KHE HOÀNH THỰC QUẢN

Chẩn đoán thoát vị khe hoành trên nội soi đôi khi nhầm lẫn nếu không chú ý một số điểm.

 

PHÂN LOẠI
Thoát vị khe hoành thực quản được chia thành 4 thể:
     Loại 1: Chiếm tỉ lệ 95%. Đây là thoát vị kiểu trượt, trong đó tâm vị của dạ dày bị thoát vị lên lồng ngực. Loại này thường là thoát vị nhỏ, không gây triệu chứng gì và thường không cần điều trị.
     Loại 2: Chiếm tỉ lệ < 5%. Thoát vị cạnh thực quản (thoát vị kiểu cuốn), trong đó tâm vị vẫn ở vị trí bình thường trong ổ bụng, chỉ có đáy vị là bị thoát vị lên lồng ngực.
     Loại 3: Thể hỗn hợp của 2 loại trên.
     Loại 4: Thoát vị khổng lồ, gần như toàn bộ dạ dày bị xoắn ngược lên nằm trong lồng ngực, các tạng khác như đại tràng, lách cũng có thể chui lên theo.
Loại 3 và 4 thực chất cũng là thoát vị loại 2, trong đó loại 3 chiếm 90%, loại 4 chiếm 2 – 5%.
Loại 1 và 3 thường gặp nhất.

 

   
H.1. Phân loại thoát vị

 

CHẨN ĐOÁN NỘI SOI

 
H.2. Khoảng cách giữa vùng nối vảy-trụ và dấu ấn cơ hoành (diaphragmatic indentation) (A và B tương ứng trong Hình 1) là > 2 cm. Thông thường, nó là < 0,5 cm.

Khi nhìn ngược, dấu ấn cơ hoành (các mũi tên màu đen trong Hình 3.3) không ôm khít quanh ống nội soi. Hình ảnh giống như cái “chuông” tượng trưng cho túi thoát vị. Niêm mạc dạ dày cuộn vào (lộn vào) trong túi thoát vị.

 

 H.3    H.4
Hình 3. Thoát vị trượt trên hình ảnh quặt ngược máy soi. Ghi nhận dấu ấn cơ hoành (mũi tên đen) và chỗ nối vảy-trụ (mũi tên trắng).
Hình 4. Cơ thắt thực quản dưới lỏng lẻo (nhão) trên hình ảnh quặt ngược máy soi. Lưu ý rằng chỗ nối vảy-trụ (mũi tên) ở ngang mức dấu ấn cơ hoành. Đặc điểm này phân biệt nó với thoát vị dạng trượt mặc dù giống nhau về hình ảnh giữa 2 loại.

 

 H.5
Hình 5. Thoát vị hoành trượt xem ngược máy. (a) Dấu ấn cơ hoành (các mũi tên màu đen) không khít quanh ống nội soi. Niêm mạc dạ dày đã được kéo vào trong túi thoát vị. (b, c) Chỗ nối vảy-trụ (mũi tên màu trắng) ở phía trên dấu ấn cơ hoành. (d) Những loét trợt dạng đường ở niêm mạc thực quản dừng ở chỗ nối vảy-trụ.

 

 H.6
Hình 6. (a, b) Cơ vòng dưới lỏng lẻo trên hình ảnh nhìn ngược. Lưu ý rằng chỗ nối vảy-trụ (mũi tên) gần như trùng khớp dấu ấn cơ hoành.

 

 H.7
Hình 7. Cơ vòng dưới lỏng lẻo với thoát vị trượt và rối loạn vận động kèm theo. (a) ứ đọng thức ăn ở đoạn cuối thực quản. Cơ vòng dưới (LES) đang mở. (b – d) Hình ảnh nhìn ngược.

 

 H.8
Hình 8. Sa niêm mạc dạ dày do LES lỏng lẻo

 

 H.9
Hình 9. Thoát vị hoành dạng trượt và sa niêm mạc dạ dày.

 

 H.10
Hình 10. (a, b) Thoát vị hoành trượt và sa niêm mạc dạ dày.

  

  H.11
Hình 11. Thoát vị cạnh thực quản (biến thể loại II) với thoát vị hoành trượt. (a) Thành phần trượt của thoát vị hoành được nhìn trực tiếp. (b – d) Hình ảnh nhìn ngược. Ghi nhận bờ hoành (mũi tên), cầu cơ hoành (D) (diaphragmatic bridge) giữa hai túi thoát vị. (e) Hình cận cảnh túi thoát vị trượt (S) trên hình nhìn ngược. Lưu ý đường Z có thể nhìn thấy và LES lỏng lẻo qua đó có thể nhìn thấy thân thực quản. (f) Cận cảnh đáy vị thoát vị cạnh  thực quản (P) trên hình nhìn ngược.

 

Sài gòn 2/11/2021

TS.BS ĐỖ MINH HÙNG