3 năm trước 315

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH THỂ TIÊU CHẢY (IBS-D)


Hội chứng ruột kích thích với tiêu chảy có thể ảnh hưởng cuộc sống của bạn từ ngày này qua ngày khác, tuy nhiên, nó có thể được xử trí. Bác sĩ sẽ giúp bạn có lại được cuộc sống bình thường qua các phương pháp điều trị thích hợp và thay đổi lối sống.

H. Các triệu chứng của IBS-D là gì?

IBS-D gây nhiều triệu chứng bao gồm xì hơi, đau bụng, chướng bụng và buồn nôn.

Triệu chứng chính duy nhất của IBS-D là tiêu chảy, phân lỏng đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn và chột bụng phải tức khắc đi cầu, cảm giác đi cầu không hết phân.

Khoảng 1/3 người bị IBS-D bị mất kiểm soát ruột. Điều này có một tác động hết sức tiêu cưc đến đời sống hàng ngày.


H. Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn có IBS-D, điều quan trọng là không tự chẩn đoán.Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Các bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và phân. Bạn cũng có thể cần nội soi đại tràng và chụp X-quang đại tràng. Những xét nghiệm này giúp loại trừ những bệnh khác.

IBS-D đòi hỏi phải có tiêu chảy là triệu chứng chính chiếm hơn 25% thời gian. Bạn cũng phải có táo bón ít hơn 25% thời gian.

H. Những tác nhân gây bệnh và điều trị như thế nào?

Tất cả các loại IBS, bao gồm IBS-D, có những tác nhân tương tự.

Stress là một tác nhân thường gặp. Căng thẳng không gây ra IBS nhưng hầu hết mọi người thấy rằng căng thẳng làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Tập trung vào các biện pháp xử trí và giảm căng thẳng chẳng hạn như yoga, thiền, hoặc viết nhật ký.

Một số thức ăn như sữa, lúa mì và rượu vang đỏ, thức ăn nhanh hoặc chiên nhiều mỡ có nhiều khả năng khởi phát bệnh.

Hút thuốc và uống cà phê cũng có thể gây các triệu chứng IBS. Hút thuốc lá gây kích ứng niêm mạc ruột và làm cho tiêu hóa kém hiệu quả. Ngoài ra, khí dư do nuốt trong khi hút thuốc có thể gây ra xì hơi và đầy hơi.

Ăn nhiều bữa nhỏ. Ăn quá nhiều làm quá trình tiêu hóa khó khăn hơn, góp phần gây co thắt và tiêu chảy. Chia bữa ăn thành bốn hoặc năm bữa nhỏ hoặc ăn các phần nhỏ hơn.

Điều chỉnh lối sống

Xử trí bất kỳ loại IBS nào cũng đòi hỏi những thói quen sống lành mạnh. Điều này bao gồm việc giảm căng thẳng, tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước, và ngủ đủ giấc.

Đối với những người có IBS-D, thay đổi chế độ ăn uống đặc biệt hữu ích. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống:

    Loại bỏ các loại thức ăn sinh hơi. Một số loại thức ăn có nhiều hợp chất sinh hơi. Những thức ăn này bao gồm đậu, đồ uống có gas, trái cây tươi, và các loại rau như bắp cải, bông cải xanh. Tránh những thực phẩm này có thể giúp giảm chướng bụng và đầy hơi.

    Loại bỏ gluten. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Gluten gây ra các triệu chứng của rò ruột. Gluten cũng làm tăng các chỉ dấu của viêm.

    Chế độ ăn ít FODMAP. FODMAPs là một loại carbohydrate tìm thấy trong một vài loại thức ăn. FODMAP là chữ viết tắt của Fermentable Oligo-Di-Monosaccharides and Polyols. FODMAP bao gồm:

        Đường fructose (trái cây, mật ong, cao-fructose corn syrup)

        Lactose (sữa và các sản phẩm sữa)

        Fructans (lúa mì, hành tây, tỏi, và inulin)

        Galactans (cây họ đậu như đậu, đậu nành, và đậu lăng)

        Polyol (quả có hột như bơ, anh đào, và đào; rượu có đường như sorbitol và xylitol)

Giảm tiêu thụ các FODMAPs có thể làm giảm các triệu chứng IBS. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm có chứa FODMAPs là nguồn cung cấp chất xơ. Bạn sẽ cần phải cung cấp đủ chất xơ từ thực phẩm khác.

Thuốc

Nếu thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn uống không làm giảm triệu chứng IBS, bạn có thể phải dùng thêm thuốc để điều trị.

    Thuốc chống tiêu chảy. Các loại thuốc chống bệnh tiêu chảy có thể giúp giảm triệu chứng, tuy nhiên, những loại thuốc này có thể làm đầy hơi thêm.

    Thuốc chống co thắt. Các loại thuốc này làm giảm co thắt ruột và đau, tuy nhiên, chúng có thể dẫn đến táo bón và tiểu khó.

    Thuốc ổn định dưỡng bào và acid 5-aminosalicylic (5-ASA). Khoảng 25% trường hợp IBS-D xảy ra sau một cơn viêm dạ dày ruột. Các loại thuốc này là thuốc chống viêm có thể hữu ích trong việc điều trị IBS-D.

Ngoài ra còn có ba loại thuốc mới cần toa của bác sĩ:

    Alosetron (Lotronex). Đây là loại thuốc duy nhất hiện nay được chấp thuận cho IBS-D và chỉ được chấp thuận cho phụ nữ. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn các tín hiệu serotonin giữa ruột và não. Những tín hiệu này thường dẫn đến đau và tiêu chảy. Thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Các tác dụng phụ từ thuốc này có thể nghiêm trọng, vì vậy nó chỉ được kê theo toa của bác sĩ tham gia vào một chương trình đặc biệt. Nó chỉ nên được sử dụng như là một phương sách cuối cùng sau khi phương pháp điều trị khác thất bại.

    Rifaxamin (Xifaxin) là một kháng sinh được Cục Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận 5/2015. Nó hoạt động bằng cách thay đổi hoặc làm giảm các vi khuẩn trong ruột. Sử dụng kháng sinh trong 10 đến 14 ngày có thể giúp làm giảm chướng bụng và tiêu chảy. Một số bệnh nhân đòi hỏi một quá trình lặp lại vào lần khám sau đó.

    Eluxadoline (Viberzi) là thuốc mới đã được phê duyệt cho IBS-D ở cả nam và nữ. Nó hoạt động bằng cách kích hoạt các thụ thể trong não làm giảm co thắt ruột. FDA chấp thuận vào mùa xuân năm 2015. Dự kiến thuốc sẽ có mặt trên thị trường vào đầu năm 2016.

Thuốc bổ sung và thay thế

Ngoài thay đổi chế độ ăn uống và thuốc men, một số phương pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế có thể giúp ích.

Men tiêu hóa cho thấy một hứa hẹn đặc biệt. Những vi sinh vật có thể làm giảm khí và đầy hơi bằng cách thay đổi vi khuẩn đường ruột.

Một số nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể làm thuyên giảm triệu chứng.

Thôi Miên cũng có thể giúp bệnh nhân IBS thấy nhẹ nhõm.

Hầu hết các bệnh nhân IBS-D cần một số sự kết hợp của các phương pháp điều trị trên để có sự thuyên giảm triệu chứng thích hợp. Với phương pháp loại suy, bạn có thể xử trí các triệu chứng của mình và sống một cuộc sống hạnh phúc khỏe mạnh hơn.

 

TS.BS Đỗ Minh Hùng