3 năm trước 710

PHÂN LOẠI VÀ PHÂN ĐỘ TRĨ

Trĩ là một điều gì đó mà bạn không nói được với người khác do ngại ngùng nhưng khi bệnh nghiêm trọng hơn, bạn không thể dấu được sự thật này nữa. Do đó, cũng nên biết về loại, giai đoạn của bệnh và cho bác sĩ biết về nó để có điều trị thích hợp.
 

Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ có 2 thể chính là trĩ nội và ngoại và theo diễn tiến bệnh có thể gặp các thể lâm sàng khác, mỗi loại đặc trưng bởi mức độ khó chịu và đau khác nhau. Dưới đây là các loại chính:

    Trĩ nội: Xuất hiện khi các tĩnh mạch bên trong bị chèn ép với áp lực nặng nề. Các dấu hiệu chính là máu trong phân hoặc khăn giấy. Nó cũng gây đau và nghiêm trọng hơn có thể sa ra ngoài.

    Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ngoài khoang hậu môn (dưới đường lược). Trĩ ngoại thường gây đau và dễ bị chảy máu, tạo cảm giác nóng rát khó chịu. Trĩ ngoại có thể bị thuyên tắc.

    Trĩ hỗn hợp: Khi bệnh diễn tiến, dây chằng trên đường lược (dây chằng Park) ngăn cách trĩ nội và ngoại suy yếu, khi đó trĩ nội và ngoại gặp nhau hình thành trĩ hỗn hợp.

    Trĩ vòng: Khi bệnh diễn tiến lâu ngày, giữa các búi trĩ chính không còn phân cách riêng biệt mà xuất hiện các búi trĩ phụ. Sau nữa các búi trĩ này tụt ra và gặp nhau tạo thành trĩ vòng.

    Trĩ thuyên tắc: Đây là trĩ ngoại đặc trưng bởi cục máu đông. Các cục máu đông hình thành khi các tĩnh mạch bị viêm và việc cung cấp máu bị cắt đứt. Huyết khối của trĩ ngoại tạo thành một khối u ngoài hậu môn gây đau đớn, sờ đau và thường đòi hỏi sự chăm sóc y tế. Trĩ thuyên tắc có thể chữa lành với sẹo và để lại một mẫu da nhô ra ở hậu môn (da thừa). Thỉnh thoảng, các mẫu da thừa lớn có thể gây khó khăn khi làm vệ sinh hậu môn hoặc kích thích hậu môn.

    Trĩ Sa: Búi trĩ nội sa khi trĩ nội sưng lên và lan rộng từ vị trí của nó trong trực tràng qua ống hậu môn. Trong ống hậu môn, trĩ bị những sang chấn do phân đi qua, đặc biệt phân cứng có liên quan với táo bón. Các sang chấn có thể gây chảy máu và đôi khi đau khi phân đi qua. Sự hiện diện của phân, viêm nhiễm và ẩm ướt liên tục có thể dẫn đến ngứa hậu môn và đôi khi có cảm giác mắc cầu liên tục. Búi trĩ sa thường trở vào trong ống hậu môn trực tràng theo cách riêng của nó hoặc có thể được đẩy trở lại bên trong với một ngón tay, nhưng nó sa lại ở lần đi cầu kế tiếp.

 

Phân độ của Trĩ

Phân độ trĩ chủ yếu cho trĩ nội. Trĩ nội có thể được chia thành 4 mức độ như sau:

    Độ 1: Nó được đặc trưng bởi búi trĩ vẫn còn ở trên ống hậu môn (trên đường lược). Ở giai đoạn này, đau vẫn chưa rõ ràng vì không có dấu hiệu nào hiện diện ở giai đoạn này. Tuy nhiên, một số trường hợp có khó chịu nhẹ và ngứa.

    Độ 2: Giai đoạn này đánh dấu khởi điểm của sa. Ở giai đoạn này, các mô trĩ bắt đầu suy yếu và sa làm cho trĩ trượt ra khỏi ống hậu môn nhưng có thể tự thụt vào. Ở giai đoạn này trĩ thường gây khó chịu và đau đớn.

    Độ 3: Cũng được đặc trưng bởi trĩ sa nhưng không thể tự tụt trở lại bên trong như ở độ 2. Giai đọan này trĩ gây khó chịu, đau và có thể chảy máu.

    Độ 4: Trường hợp này trĩ sa ra ngoài thường xuyên ngay cả khi không đi cầu. Những búi trĩ này gây đau đớn cực độ, dễ bị chảy máu và nhiễm trùng.

 

25/4/2021

TS.BS Đỗ Minh Hùng