3 năm trước 582

BỆNH TRĨ

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến. Ở độ tuổi 50, khoảng một nửa số người lớn đã phải đối phó với ngứa, khó chịu và chảy máu có thể báo hiệu sự hiện diện của bệnh trĩ.

 

Trĩ là gì?
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng trĩ là một phần bình thường về giải phẫu của chúng ta. Chúng ta có cả trĩ nội và trĩ ngoại, nằm bên trong ống hậu môn và xung quanh lỗ hậu môn. Các búi trĩ nội cung cấp máu một phần đến hậu môn và được tạo thành từ các nhánh động mạch nhỏ. Ngoài ra, trĩ cũng được biết như những cái đệm của hậu môn, giúp chúng ta duy trì việc tiết (giữ khí và phân) và phân biệt khí với phân trước khi chúng ta đánh hơi. Các búi trĩ ngoại là tĩnh mạch.

 

Triệu chứng của bệnh trĩ
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ bao gồm:
        Chảy máu không đau trong khi hoặc giữa các lần đi cầu - bạn có thể nhận thấy một ít máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu
        Đau hoặc khó chịu vùng hậu môn, đặc biệt là trong hoặc sau khi đi cầu


        Ngứa, nóng rát hoặc kích ứng vùng hậu môn
        Sưng quanh hậu môn
        Làm sạch khó khăn
        Lồi (sa) trĩ nội khi đi tiêu. Rặn hoặc kích ứng khi phân đi qua có thể làm hỏng bề mặt tinh tế của trĩ và gây chảy máu. Thỉnh thoảng, rặn có thể đẩy búi trĩ nội ra ngoài. Điều này được biết đến như một bệnh trĩ sa có thể gây đau đớn và khó chịu. Các búi trĩ có thể tự thụt vào hoặc phải đầy vào bên trong hậu môn bằng tay.
        Són phân
        Một khối cạnh hậu môn có thể gây đau
       Triệu chứng bệnh trĩ thường phụ thuộc vào vị trí. Trĩ nội nằm bên trong trực tràng nên bạn thường không thể nhìn hoặc cảm thấy trĩ và thường không gây khó chịu nhưng đôi khi chúng ta có thể gặp vấn đề do trĩ nội của mình. Điều này được gọi là "bệnh trĩ nội." Các triệu chứng này thỉnh thoảng có thể xảy ra "đột ngột" hoặc có thể là mạn tính (dài hạn).
      Trĩ ngoại nằm ngay dưới da quanh hậu môn. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể ngứa hoặc chảy máu. Đôi khi máu nhiều và tạo thành một cục máu đông (huyết khối) gây ra sưng, đau và viêm.

 

Khi nào cần đi khám bệnh
    Chảy máu trong khi đi tiêu là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh trĩ. Nhưng chảy máu trực tràng có thể xảy ra với các bệnh khác như ung thư đại trực tràngung thư hậu môn. Đừng cho rằng chảy máu đó là do từ bệnh trĩ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
    Bác sĩ của bạn có thể khám và cho làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh trĩ cũng như loại trừ các bệnh nguy hiểm hơn. Cũng nên tìm sự tư vấn của bác sĩ nếu bệnh trĩ của bạn gây ra đau, chảy máu thường xuyên, quá nhiều hoặc không cải thiện với thuốc.
    Nếu triệu chứng bệnh trĩ của bạn đã bắt đầu cùng với một sự thay đổi đáng kể thói quen đi cầu hoặc nếu bạn tiêu phân đen, hắc ín hoặc màu hạt dẻ, cục máu đông hoặc máu lẫn trong phân, tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn ngay lập tức. Hình thái phân như thế này có thể là dấu hiệu xuất huyết nặng hơn ở nơi khác trong đường tiêu hóa của bạn.
    Phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp (nhập cấp cứu) nếu bạn tiêu máu quá nhiều, choáng váng, chóng mặt hoặc muốn ngất.

 

Các yếu tố góp phần hình thành trĩ
Các tĩnh mạch quanh hậu môn của bạn có xu hướng dãn do áp lực và có thể lồi hoặc sưng lên. Trĩ có thể hình thành từ sự gia tăng áp lực trong phần thấp trực tràng. Các yếu tố có thể làm tăng áp lực bao gồm:
     
    Rặn trong khi đi cầu
    Tiêu chảy hoặc táo bón
    Ngồi lâu khi đi vệ sinh (ví dụ đọc hoặc chơi trò chơi trong khi ngồi đi cầu)
    Chế độ ăn uống ít chất xơ
    Mang thai và sinh qua ngã âm đạo
    Béo phì
 
    Giao hợp qua ngã hậu môn
    Lão hóa
Trĩ ngoại thuyên tắc có thể xảy ra sau khi rặn khi đi cầu, nâng vật nặng hoặc hoạt động thể lực mạnh. Táo bón hoặc tiêu chảy cũng có thể gây ra trĩ ngoại thuyên tắc.

 

Biến chứng của trĩ
Các biến chứng của bệnh trĩ là rất hiếm bao gồm:
     Thiếu máu: mất máu mạn do trĩ có thể gây thiếu máu vì bạn không có đủ hồng cầu. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi và suy nhược.
     Trĩ nghẹt: nếu cung cấp máu tới trĩ nội bị ngưng, búi trĩ có thể bị "nghẹt" gây ra đau dữ dội và dẫn đến hoại tử mô.

 

23/4/2021
TS.BS Đỗ Minh Hùng